CÁCH GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN

Tham khảo thêm bài viết về cách giới thiệu bản thân tùy thuộc vào từng giai đoạn trong sự nghiệp của bạn để có câu trả lời tốt nhất tại đường dẫn bên dưới

CÁCH GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN

CEO MUỐN NGHE GÌ TỪ BẠN TRONG CÂU HỎI NÀY ( update 15-Feb-2021)

Nội dung trích đoạn này được tham khảo và trích dẫn nguyên bản từ video tại trang danlok.com

[Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn, từ góc độ của một CEO, một nhà tuyển dụng. Đâu là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi “HÃY GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN BẠN”.

Chúng tôi đã từng phỏng vấn hàng ngàn ứng viên tiềm năng. Và tôi không thể đếm xuể bao nhiêu lần tôi thấy họ gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, vẫn có những câu trả lời khiến chúng tôi vô cùng ấn tượng. Đây không phải lý thuyết suông đâu. Chúng tôi đã tổng hợp những câu trả lời xuất sắc nhất cho câu hỏi này.

Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn cho bạn. Sau ki xem (đọc) xong bạn có thể tự tin khi đã biết được rằng mình nên nói gì và nói thế nào cho đúng. Tôi cũng sẽ đưa ra một vài câu trả lời mẫu để bạn biết chính xác mình cần nói những gì trong buổi phỏng vấn.

Đầu tiên, tôi sẽ cho bạn một vài bí kíp trước.

Bí kíp đầu tiên: Điều họ thực sự muốn biết là bạn đem đến được những giá trị gì cho công ty

Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn rằng, “hãy giới thiệt về bản thân bạn”, không phải họ muốn hỏi về cả cuộc đời của bạn đâu. (not your life story). Không phải hỏi về ba mẹ của bạn, về gia cảnh của bạn, tên con chó của bạn, bạn nuôi loại mèo nào. Họ không cần và không muốn biết những điều đó.

Khi nghe xong câu hỏi, mọi người thường nghĩ rằng: “Ô để tôi kể cho anh/chị nghe về cuộc đời của tôi nè” sau đó mất hẳn 20 phút để kể lể. Và bạn chẳng kể được điều gì quan trọng.

Vậy nên, từ bây giờ, khi được hỏi “Hãy giới thiệu về bản thân bạn”. Bạn phải tự hiểu ngay trong đầu rằng nó đồng nghĩa với việc họ muốn biết “Bạn đem đến được những giá trị gì cho công ty?” (What value could you bring?), “Bạn giải quyết được vấn đề gì cho công ty?” (what problem can you solving?). Đó mới là vấn đề họ thực sự muốn biết.

Thế nên bạn đừng mãi nói về bản thân bạn.

Bí kíp thứ 2: Là chính bạn, nhưng hãy là phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình (be your best self)

Có một lỗi mọi người hay mắc phải trong buổi phỏng vấn đó là họ nghĩ rằng: “tôi chỉ muốn là chính mình thôi”

Đúng! Hãy là chính bạn, nhưng phải là phiên bản hoàn hảo nhất của chính bạn. Bạn muốn thành thật, bạn không muốn giả tạo nhưng nó không có nghĩa là bạn phải kể hết mọi thứ. Đây là ấn tượng đầu tiên đối với nhà tuyển dụng. Cũng giống như một buổi gặp mặt người yêu vậy, để chúng ta hiểu nhau hơn. Vậy nên hãy chắc rằng bạn đang thể hiện bản thân một cách hoàn hảo nhất. Hãy nỗ lực hết sức có thể.

Vậy nên khi trả lời câu hỏi đó, bạn phải liên hệ được đến việc “công ty nhận được lợi ích gì từ bạn?” (what’s in it for them?)

Bây giờ tôi sẽ cho bạn một ví dụ cụ thể.

Giả sử bạn ứng tuyển cho vị trí trưởng phòng quản lý truyền thông. Câu trả lời điển hình mà mọi người hay nói là “Tôi rất quen thuộc với mạng xã hội. Gần như cả đời tôi gắn bó với chúng. Thế nên 3 năm trước tôi liền nghĩ đến chuyện làm những công việc liên quan đến mạng xã hội để kiếm tiền. Thế nên tôi đã bắt tay vào làm việc cùng với một số người. Bây giờ tôi quyết định làm đám cưới và bạn gái tôi bảo tôi nên có một công việc ổn định. Thế nên tôi quyết định tìm kiếm một công ty có tiềm năng phát triển tốt, cơ hội thăng tiến cao. Và chỗ này cũng gần nhà tôi nữa, chỉ mất 10 phút lái xe”.

Bạn thấy câu trả lời đó có vấn đề gì ko? Bạn chỉ chăm chăm nói vào bản thân bạn, những gì có lợi cho bản thân bạn. Bạn chỉ nói về chính bạn, về thứ bạn cần… Đây là một câu trả lời sai lầm

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu bạn là nhà tuyển dụng và bạn nhận được câu trả lời như thế? Hãy để lại suy nghĩ của mình dưới phần bình luận nhé.

Thế nên, thay vì kể lể về bản thân, hãy nói đến những giá trị bạn có thể đem lại cho công ty. Vậy nên trả lời như thế nào? Tôi sẽ cho bạn một công thức đơn giản như sau.

CÔNG THỨC 3S (three S’s)

SUCCESS. Bạn có thể nói như sau: “Tôi đã… (i have been…)” hoặc “tôi có nền tảng trong lĩnh vực… (My background is…)”. Vậy thử ví dụ cũng là vị trí trưởng phòng quản lý truyền thông. Đầu tiên nói về thành công (success).

“Tôi đã làm trong lĩnh vực truyền thông trong vòng 3 năm qua. Tôi tập trung vào việc giúp các doanh nhân và doanh nghiệp phát triển trang Facebook của họ. Và trong 3 năm vừa qua, tôi đã giúp hàng ngàn khách hàng đến từ hơn 10 ngành nghề khác nhau. Và trung bình tôi giúp khách hàng tăng độ tương tác cũng như phát triển Fanpage của họ lên đến 300-500% chỉ trong vòng không đến 6 tháng. Và đó cũng chính là niềm đam mê của tôi. Thực ra tôi đã liệt kê một số những khách hàng mà tôi từng làm việc trong thư xin việc của mình”.

Bạn thấy nó có chuyên nghiệp hơn nhiều không? Bạn kể về sự thành công của mình nhưng không thể hiện sự khoe khoang. Bạn chỉ đang chứng minh và thể hiện kỹ năng của bản thân. Thể hiện bạn giỏi trong việc gì thông qua thành công của bạn.

STRENGTH. Bạn nên nói như sau “Điểm mạnh của tôi là… (my strength is)”.

“Điểm mạnh của tôi là khả năng thấu hiểu mong muốn của khách hàng. Tôi tự hào về uy tín của mình trong việc tạo ra những nội dung hấp dẫn và thu hút mà mọi người yêu thích và muốn chia sẻ”.

Đó là về điểm mạnh, rất gọn gàng, liên quan đến vị trí đang ứng tuyển và thể hiện rõ trong cách trả lời. Vì thấu hiều công ty muốn biết tôi có khả năng gì, và mang lại giá trị gì cho công ty nên tôi mới có cách trả lời như vậy.

SITUATION. Tạo ra và làm chủ tình huống. Nghĩa là tất cả những gì bạn kể sẽ giúp ích được gì cho vị trí mà bạn ứng tuyển. Kỹ năng và điểm mạnh mà bạn có sẽ giúp ích cho công ty như thế nào? “Điều tôi đang tìm kiếm là… (what i am looking for is…)”

“Điều tôi đang tìm kiếm là một công ty để tôi có thể cống hiến những giá trị của mình. Để tôi có thể tạo ra lợi nhuận cho họ và là nơi tôi được làm việc cùng một đội ngũ nhân viên hùng mạnh. Đây liệu có phải là điều mà công ty đang tìm kiếm?”

Bạn nên thêm vào một câu hỏi ở cuối cùng. Người nào đặt câu hỏi, người đó làm chủ cuộc chơi (Whoever asks a question controls the conversation). Vậy là sau khi bạn đặt câu hỏi, nhà tuyển dụng sẽ đap lại: “OK, tôi đoán đó cũng là điều chúng tôi đang tìm kiếm đấy” hoặc là “không, đó vẫn chưa phải là điều chúng tôi đang tìm kiếm”. Bạn vẫn cần dùng kỹ năng bán hàng ngay trong buổi phỏng vấn. Có lẽ bạn vẫn đang muốn hỏi tôi rằng liệu có cần ghi nhớ trước câu trả lời không. Đương nhiên là CÓ. Nếu bạn không muốn ở trong tình trạng thiếu sự chuẩn bị. Thực tế bạn nên viết câu trả lời ra, tập luyện nhiều lần. Và khi bạn đối mặt với nhà tuyển dụng, bạn đã sẵn sàng để chiến đấu. Hãy ghi nhớ nó, và luyện tập nói nhiều lần. Để câu trả lời trở nên tự nhiên (So it comes across natural). Hãy luyện tập nếu bạn không muốn trở nên hoảng sợ, nói lắp hay thậm chí không biết nói gì.

Viết một bình luận