SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHỨNG NHẬN (CERTIFICATION) VÀ HIỆU CHUẨN (CALIBRATION)

Hai thuật ngữ Calibration và Certification không thể dùng lẫn cho nhau

Mọi người thường bị nhầm lẫn giữa Calibration và Certification khi sử dụng máy đo CMM. Do vậy bài viết nhằm làm rõ sự khác biệt giữa hiệu chuẩn và chứng nhận chuẩn.

Các bạn lưu ý. Nội dung bài viết này không nhằm tranh luận hay giải thích về ý nghĩa học thuật của từ Calibration và Certification.

Certification (Chứng nhận)

Chứng nhận của một thiết bị là quá trình xác minh thiết bị đó đạt được những tiêu chuẩn kỹ thuật và các thông số vận hành đang đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đưa ra (Ví dụ chứng nhận độ chính xác của máy đo. Thể hiện máy đo đang vận hành đạt các yêu cầu về độ chính xác được đề cập.

Chứng nhận (Certification) là kết quả của quá trình xác minh (Verification) hay có thể gọi là kiểm chuẩn. Như vậy việc kiểm chuẩn – xác minh (Verification) là quá trình, còn chứng nhận (Calibration) là kết quả của quá trình kiểm chuẩn – xác minh. (Ví dụ: “kết quả kiểm tra của tôi xác nhận rằng thông số vận hành của chiếc máy nằm trong thông số kỹ thuật”).

Một số máy đo có khả năng tự kiểm chuẩn (xác minh) các thông số kỹ thuật. Mặc dù kết quả này có giá trị như một chứng nhận tạm thời để đảm bảo rằng máy vẫn đạt được các yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên hầu hết các công ty đều thuê một đơn vị thứ 3 để thực hiện việc xác minh này với tần suất thông thường là 1 năm một lần.

Chứng nhận từ một bên thứ 3 thường có độ tin cậy cao hơn vì được thực hiện bởi đội ngũ có chuyên môn.

Nếu việc kiểm chuẩn, xác minh tạm thời hoặc theo chu kỳ hàng năm phát cho thấy thiết bị vận hành không đạt các thông số kỹ thuật đã nêu thì sẽ không được chứng nhận (Certification). Cần phải thực hiện việc sửa chữa hoặc điều chỉnh các thông số của thiết bị để thiết bị có thể vận hành đạt chuẩn theo các yêu cầu kỹ thuật. Khi đó thiết bị mới được cấp chứng chỉ. Quá trình sửa chữa hoặc điều chỉnh để máy đạt chuẩn được gọi là quá trình hiệu chuẩn máy (Calibration).

Calibration (Hiệu chuẩn)

Như đã đề cập ở trên, nếu kết quả xác minh kết luận máy không nằm trong thông số kỹ thuật thì nó sẽ không đạt được chứng nhận và phải thực hiện điều chỉnh. Việc thực hiện điều chỉnh này được gọi là hiệu chuẩn (Calibration)

Chúng ta không nên tự hiệu chỉnh thiết bị (ngay cả khi có thể thực hiện được). Tốt nhất là nên để việc này lại cho bên thứ 3 (chuyên thực hiện hiệu chỉnh). Họ có đủ kiến thức chuyên môn, dụng cụ và thiết bị để hiệu chỉnh lại thiết bị của bạn.

Vậy quá trình hiệu chuẩn (Calibration) là quá trình thực hiệc việc hiệu chỉnh cho máy của bạn đạt được các thông số kỹ thuật trong quá trình kiểm chuẩn – xác minh (Verification) để được chứng nhận (Certification) rằng thiết bị đang vận hành đạt chuẩn.

Lời kết:

Với những người làm trong mảng quản lý dụng cụ đo, định kỳ chúng ta đặt ra kế hoạch “hiệu chuẩn” và liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ tiến hành “hiệu chuẩn”.

Thực chất mục đích của quá trình này là lấy chứng nhận chuẩn (Certification) cho thiết bị đo. Bên hiệu chuẩn sẽ gửi chứng nhận cho các thiết bị sau khi hiệu chuẩn OK.

Để có được chứng nhận, cần thực hiện quá trình kiểm chuẩn – xác minh (Verification) để kiểm tra xem thiết bị còn đạt chuẩn hay không. Nếu không đạt thì sẽ tiến hành hiệu chỉnh.

Với các thiết bị kiểm chuẩn (xác minh) OK hoặc hiệu chỉnh được về mức chuẩn thì sẽ được cấp chứng chỉ.

Đến đây thì có lẽ các bạn đã phân biệt được Verification – Calibration – Certification.

Viết một bình luận