CMM DMIS – CẤU TRÚC CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐO

Cấu trúc lệnh đo sẽ bao gồm định nghĩa đối tượng đo, thực thi đo và xác nhận kết thúc. (Trong CMM Mitutoyo thường gọi là element, còn CMM Nikon là Features)

Trước khi đo một đối tượng, cần khai báo (định nghĩa) đối tượng cần đo. Một số đối tượng đo cơ bản như POINT, ARC, CIRCLE, CYLNDR, SPHERE, CPARLN (slot), LINE, PLANE, CONE, GCURVE, GSURF.

Và một số đối tượng đo ít gặp hơn như TOURS, ELLIPS

CẤU TRÚC DEFINE MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CƠ BẢN

POINT

Cấu trúc lệnh khởi tạo (Define) một POINT như sau

F(name)=FEAT/POINT,CART or POL, X(R),Y(A),Z(H),I,J,K

Giải thích cấu trúc

F(name) là tên của Feature (đối tượng). Với name là mà chúng ta đặt cho đối tượng

Đối tượng POINT cần định nghĩa thông qua kiểu hệ trục CART or POL, vị trí X(R),Y(A),Z(H) và vector đơn vị I,J,K. Nếu hệ trục là CART thì tọa độ vị trí là X,Y,Z. Nếu hệ trục là POL thì tọa độ là R,A,H trên mặt phẳng tham chiếu đang thiết lập (tham khảo bài viết về hệ trục tọa độ Descartes và hệ tọa độ cực)

Mặt phẳng tham chiếu được đặt qua câu lệnh WKPLAN/XY or YZ or ZX.

CIRCLE

Cấu trúc lệnh define đối tượng circle

F(name)=FEAT/CIRCLE,INNER or OUTER,CART or POL,X(R),Y(A),Z(H),I,J,K,D

Tương tự như đối tượng POINT. Tuy nhiên với đường tròn cần thêm tham số để xác định đây là đường tròn trong INNER (dạng lỗ) hay đường tròn ngoài OUTER (dạng trụ) và thông số xác định vị trí tâm X(R),Y(A),Z(H) vector chỉ phương của vector pháp tuyến của mặt phẳng chứa đường tròn I,J,K và đường kính đường tròn D.

LINE

Cấu trúc lệnh define đối tượng LINE

F(name)= FEAT/LINE,BND or UNBND,CART or POL$

,X1 or X,Y1 or Y, Z1 or Z$

,X2 or I1,Y2 or J1, Z2 or K1$

,I or I2, J or J2, K or K2

Lưu ý: Ký tự $ ở cuối dòng lệnh là ký tư nối dòng. Dùng để ngắt dòng các câu lệnh dài (cho dễ nhìn và quản lý). Dòng lệnh DMIS chỉ cho phép tối đa 80 ký tự

Cấu trúc này làm mọi người cảm thấy hơi rối. Có 2 cách để define đối tượng LINE.

Lựa chọn kiểu BND (BOUND) sẽ yêu cầu định nghĩa đầy đủ tọa độ điểm đầu và điểm cuối của LINE cùng với vecter đơn vị của vector pháp tuyến của mặt phẳng chứa đường thẳng này.

Lựa chọn kiểu UNBND (UNBOUND) sẽ yêu cầu định nghĩa tọa độ của 1 điểm nằm trên LINE này, tiếp theo là vector đơn vị của vector chỉ phương của line này, cuối cùng là vector đơn vị của vector pháp tuyến của mặt phẳng chứa line này.

Tương tự như các đối tượng đã trình bày ở trên, với hệ tọa độ Descates (CART) thì sử dụng tham số X,Y,Z. Còn hệ tọa độ cực POL thì sử dụng các tham số R,A,H. Và tất nhiên việc thiết lập mặt phẳng làm việc là điều hiển nhiên và cần thiết (WLPLAN)

VÍ DỤ

F(CIR001)=FEAT/CIRCLE,INNER,CART,-40,42,0,0,0,1,30

Lưu ý: Câu lệnh định nghĩa (khởi tạo thông tin) của đối tượng đo chỉ là bước giúp xác nhận đối tượng sẽ đo là gì và thông số của đối tượng. Bước này không phải là bước CMM thực thi đo. Thông số truyền vào chỉ là các giá trị danh nghĩa (nominal value). Còn kết quả đo là giá trị thực tế (actual value). Điều này có nghĩa là các tham số truyền vào phải là giá trị xác định, để xác định được cần đo cái gì, thông số của đối tượng đo là bao nhiêu (dù là trực tiếp – truyền vào giá trị trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua cách xử lý biến).

Trong ví dụ trên, đường tròn cần đo được đặt tên là CIR001, có dạng lỗ (INNER), hệ trục tọa độ Descartes (CART) và tọa độ tâm đường tròn là X=-40, Y=42, Z=0. Mặt phẳng chứa đường tròn có vector vector đơn vị của vector pháp tuyến là 0,0,1 (nghĩa là mặt phẳng này song song với măt XY). Có thể coi working plan lúc này là XY. (WKPLAN/XY). Và cuối cùng là đường kính của đường tròn là 30. (lưu ý, các giá trị này là giá trị danh nghĩa)

Khi đối tượng đo đã được xác định (define). Tiếp theo sẽ thực hiện lệnh đo qua cú pháp MEAS và xác nhận hoàn thành đo (kết thúc) bằng ENDMES

Khối câu lệnh đo như sau

MEAS/feature_type,F(name),num_points

.

.

.

ENDMES

Bắt đầu bằng MEAS và kết thúc bằng ENDMES

KẾT LUẬN

Bài viết này chỉ giới thiệu sơ bộ về khai báo đối tượng đo cơ bản trong CMM DMIS. Các bài viết khác sẽ trình bày chi tiết hơn về cấu trúc của từng đối tượng đo.

Viết một bình luận