CMM TỔNG QUANG DMIS COMMANDS

Các câu lệnh DMIS có ký tự đầu tiên ở dòng lệnh là $$ là dòng lệnh comment. Dùng diễn giải, giải thích

Một số cú pháp thông dụng (đã sắp xếp theo alpha beta để dễ tìm thông tin trong bài viết)

CONSTRUCTS – Câu lệnh dựng hình

Các đối tượng được “dựng hình” dựa trên các đối tượng đã xác định sẽ sử dụng lệnh CONTS. Ví dụ lấy trung điểm từ 2 điểm đã xác định, dựng 1 line từ 2 điểm đã xác định, dựng 1 line là giao điểm của 2 mặt phẳng, dựng mặt phẳng từ 3 điểm đã xác định…

CONST / CIRCLE, F(con_name), type, FA(ref)[, FA(ref)]

Dựng một đường tròn:

  • con_name: là tên của đối tượng đường tròn cần dựng hình
  • type: kiểu dựng hình. Có thể là một trong các lựa chọn sau
    • BF: Best Fit
    • PROJCT: Projection
    • INTOF: Intersection
  • ref: Tên của đối tượng tham chiếu đã xác định trước đó (đo được hoặc dựng hình được từ các câu lệnh trước đó và có trong list feature), Số lượng của đối tượng tham chiếu truyền vào sẽ phụ thuộc vào kiểu dựng hình.

CONST / CYLNDR, F(con_name), BF, FA(ref), FA(ref), FA(ref)[, FA(ref)]

Dựng một hình trụ

  • con_name: là tên của đối tượng hình trụ cần dựng hình
  • ref: Tên của đối tượng tham chiếu đã xác định trước đó (đo được hoặc dựng hình được từ các câu lệnh trước đó và có trong list feature), Số lượng của đối tượng tham chiếu truyền vào sẽ phụ thuộc vào kiểu dựng hình.
  • BF: kiểu dựng hình Best Fit

CONST / LINE, F(con_name), type, FA(ref)[, FA(ref)]

Dựng môt đường thẳng

  • con_name: là tên của đối tượng đường thẳng cần dựng hình
  • type: kiểu dựng hình. Có thể là một trong các lựa chọn sau
    • BF: Best Fit
    • MIDLI: Midline
    • PROJLI: Projection
    • INTOF: Intersection
  • ref: Tên của đối tượng tham chiếu đã xác định trước đó (đo được hoặc dựng hình được từ các câu lệnh trước đó và có trong list feature), Số lượng của đối tượng tham chiếu truyền vào sẽ phụ thuộc vào kiểu dựng hình.

CONST / PLANE, F(con_name), type, FA(ref)[, FA(ref)]

Dựng mặt phẳng

  • con_name: là tên của đối tượng cần dựng hình
  • type: kiểu dựng hình. Có thể là một trong các lựa chọn sau
    • BF: Best Fit
    • MIDPL: Midplane
    • NORM: Normal
    • PARLEL: Parallel
  • ref: Tên của đối tượng tham chiếu đã xác định trước đó (đo được hoặc dựng hình được từ các câu lệnh trước đó và có trong list feature), Số lượng của đối tượng tham chiếu truyền vào sẽ phụ thuộc vào kiểu dựng hình.

CONST / POINT, F(con_name), type, FA(ref)[, FA(ref)]

Dựng điểm

  • con_name: là tên của đối tượng cần dựng hình
  • type: kiểu dựng hình. Có thể là một trong các lựa chọn sau
    • MIDPT: Midpoint
    • PROJPT: Projection
    • INTOF: Intersect
  • ref: Tên của đối tượng tham chiếu đã xác định trước đó (đo được hoặc dựng hình được từ các câu lệnh trước đó và có trong list feature), Số lượng của đối tượng tham chiếu truyền vào sẽ phụ thuộc vào kiểu dựng hình.

CONST / SPHERE, F(con_name), BF, FA(ref)[, FA(ref)]

Dựng hình cầu

  • con_name: là tên của đối tượng cần dựng hình
  • BF: kiểu dựng hình Best Fit
  • ref: Tên của đối tượng tham chiếu đã xác định trước đó (đo được hoặc dựng hình được từ các câu lệnh trước đó và có trong list feature), Số lượng của đối tượng tham chiếu truyền vào sẽ phụ thuộc vào kiểu dựng hình.

DATSET, DATDF – Câu lệnh xử lý hệ trục tọa độ

D(csys)= DATSET / DAT(dat_name), dir

Tạo hệ trục tham chiếu bằng đối tượng “dat_name” với ràng buộc hướng “dir” của một trục chính nào đó cùng hướng với “dat_name”. Trong đó “dir” là một trong các chỉ định hướng của trục tọa độ sau XDIR-XDIRYDIR-YDIRZDIR-ZDIR.

Ngoài tham số ràng buộc là “dir” thì còn có thể có thêm tham số ràng buộc “ORG” để xác định đối tượng “dat_name” là origin (gốc) của một trong các trục X,Y,Z

Ví dụ:

D(csys)= DATSET / DAT(dat_name), XDIR, YORIG

Hệ trục được dựng thỏa mãn ràng buộc hướng trục X+ cùng hướng (direction) của “dat_name” và tập hợp các điểm trên “dat_name” có tọa độ Y=0 (YORIG)

D(csys)= TRANS / XORIG, x_value, YORIG, y_value, ZORIG, z_value

Hệ trục được dựng (chuyển đổi từ hệ trục trước đó bằng phép tịnh tiến TRANS) thỏa mãn các ràng buộc sau. Tịnh tiến theo trục X một đoạn có giá trị = x_value. Tương tự với các trục Y và Z.

D(csys)= TRANS / XORIG, FA(ref1), YORIG, FA(ref2), ZORIG, FA(ref3)

Hệ trục được dựng (chuyển đổi từ hệ trục trước đó bằng phép tịnh tiến TRANS) thỏa mãn các ràng buộc sau. đối tượng ref1 sẽ có tọa độ X=0 (XORIG). Tương tự với ref2 có tọa độ Y=0, và ref3 có tọa độ Z=0.

D(csys)= ROTATE / axis, value

Hệ trục được dựng bằng phép xoay hệ trục quanh trục được chỉ định axis (có thể là một trong các trục XAXISYAXISZAXIS) với giá tri góc xoay = value.

D(csys)= ROTATE / axis, FA(ref), dir

Cũng là phép xoay hệ trục – xoay hệ trục quanh trục chỉ định axis (có thể là một trong các trục XAXISYAXISZAXIS), nhưng ràng buộc đặt ra là phải thỏa mãn hướng của một trục sau khi xoay phải trùng với phương của đối tượng FA(ref) truyền vào (có thể là một trong các phương XDIRYDIRZDIR.)

DATDEF / FA(ref), DAT(dat_name)

Đặt tên một mốc (datum). Câu lệnh này sẽ định nghĩa DATDEF (Datum define) đối tượng FA(ref) là một datum (mốc) và đặt tên là dat_name.

Thường găp trong các câu lệnh gán hệ trục tọa độ theo phương pháp 3-2-1. Tham khảo thêm trong bài viết về xây dựng hệ tọa độ trong DMIS

DMESW / COMAND, ’command[, args]’

Xuất một câu lệnh không thuộc cú pháp DMIS, lệnh này được gói trong hàm (function) tên là command với tham số truyền vào hàm là args. (hàm có thể có nhiều tham số, mỗi tham số truyền vào sẽ cách nhau bằng dấu phảy) Có thể hiểu đây là một lệnh gọi hàm (recall, call) và truyền tham số. Khi đó chương trình sẽ thực thi các câu lệnh trong thân hàm (thân hàm là gì thì tùy theo chương trình cụ thể, dòng lệnh phía trên chỉ tương đương với một câu lệnh gọi hàm)

DMIS / var_1

ON hoặc OFF quá trình xử lý câu lệnh bằng cách truyền giá trị cho var_1 là ON hoặc OFF.

ENDFIL

Xác nhận kết thúc quá trình fill dữ liệu (xuất kết quả đo – ghi các output vào file kết quả đo)

ENDMES

Xác nhận kết thúc đo một đối tượng (End measure). Luôn có dòng lệnh này ở cuối các khối lệnh đo đối tượng (tham khảo bài viết về cấu trúc đối tượng đo DMIS).

…(continue here)

Lưu ý: Trong tất cả các cấu trúc đã đề cập, các đối tượng FA(ref) là các đối tượng tham chiếu thực (Feature Actual), là các đối tượng xác định bằng phép đo (measured) hoặc dựng hình (constructed). Đối tượng thực FA (Feature Actual) là đối tượng có thông số danh nghĩa (nominal) và giá trị thực (actual). Khác với các đối tượng lý thuyết (ảo) sẽ chỉ có thông số danh nghĩa. Ví dụ đối tượng điểm POINT. nếu là actual point FA(PNT001) thì các thông số của đối tượng này sẽ bao gồm giá trị danh nghĩa để CMM nhận diện vị trí danh nghĩa, phương đo của điểm này. Và giá trị thực của điểm đo sẽ tùy thuộc và kết quả điểm chạm thực tế khi CMM thực hiện phép đo. Trong khi đó điểm ảo F(PNT001) là điểm được truyền giá trị danh nghĩa (từ bàn phím) và ko có giá trị thực tế vì điểm này ko phải điểm đo đươc (measured) hoặc dựng được (constructed) từ các đối tượng xác định nên sẽ ko xác định được giá trị actual. Đây là điều rất quan trọng để xác định đúng khi chỉnh sửa các câu lệnh trong DMIS.

Viết một bình luận