CÁC LOẠI LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT (P4 – PERFORMANCE RATING)

ĐỊNH NGHĨA RATING

Rating là hoạt động kiểm tra công việc thực tế và dựa trên những hiểu biết về công việc tiêu chuẩn, người ta sẽ so sánh tốc độ thực tế với tốc độ tiêu chuẩn rồi đánh giá tốc độ thực tế đạt được bao nhiều phần trăm so với tốc độ tiêu chuẩn.

Phương pháp rating không sử dung hay đối chiếu với bất cứ loại văn bản nào. Nó chỉ sử dụng những kiến thức về công việc tiêu chuẩn đã có sẵn.

MỤC ĐÍCH

(1) Thiết lập thời gian tiêu chuẩn trên cơ sở kiểm tra và tính toán công nhân đã đạt được tỷ lệ là bao nhiêu % so với công việc tiêu chuẩn.

Ví dụ: Time study = 150 RU (trong đó time study là phương pháp đo thời gian thực tế được sử dụng cho các đơn vị công việc và tôi sẽ trình bày chi tiết trong các bài viết khác. RU là Ready Unit – đơn vị của thời gian WF).

Với Rating = 80%, chúng ta tính ngược lại được WF = 150 x 80% = 120RU

(2) Xây dung các hướng dẫn công việc và tìm ra các điểm cải tiến

Trên cơ sở Rating, người ta có thể biết được:

  • Tốc độ tiêu chuẩn
  • Các hướng dẫn công việc trở lên rõ rang hơn (Nghĩa là dựa vào công việc thực tế, có thể tìm ra cách tốt nhất để thực hiện công việc)
  • Ý thức về thao tác

RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG RATING

  1. Luyện khả năng Rating qua video (tham khảo một số video bên dưới)
  2. Rèn luyện rating không chỉ là kiểm tra tốc độ công việc mà còn là việc đánh giá xem công việc thực hiện theo phương pháp hiệu quả hay không, từ đó tìm ra đựưược phướng pháp để tiến kệt thao tác (ví dụ như giảm di chuyển của cơ thể, giảm di chuyển của tay…)
  3. Ghi lại tốc độ của công việc qua các lần đo thực tế so với tiêu chuẩn và tìm điểm gây lên sự khác biệt này
  4. Đào tạo liên tục cho đến khi ngời thao tác có ý thức về phương pháp làm việc tiêu chuẩn và tốc độ làm việc tiêu chuẩn.

Một số video rating, motion and time study

MỘT SỐ CHÚ Ý KHI RÈN LUYỆN RATING

  1. Nắm vững những kiến thức về tiêu chuẩn công việc (phương pháp làm việc tiêu chuẩn, tốc độ làm việc tiêu chuẩn)
  2. Xem xét mức độ khó của thao tác khi thực hiện
  3. Không chỉ đơn giản là xem xét các thao tác được thực hiện mà còn phải đánh giá tính hiệu quả của các thao tác đó. (tao tác không tạo ra giá trị (NVA) được coi là lãng phí và nên loại bỏ)

MỘT SỐ MỐC THƯỜNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ RATING

(1) Làm quá nhanh

Performance Rating (Pf) = 120% sẽ được coi là làm quá nhanh

  • Cần phải xem xét họ có thể làm như vậy cả ngày hoặc kéo dài trong cả một quá trình hay không
  • Chỉ có thể duy trì được với một vài cá nhân (có thể duy trì kỹ năng đặc biệt)

(2) Làm nhanh

Performance Rating (Pf) = 100% sẽ được coi là làm nhanh

  • Pf = 100 = Standard: Trường hợp này, công nhân phải thực hiện công việc với những cố gắng cá nhân nhất định. Có nghĩa là

(3) Làm bình thường

Performance Rating (Pf) = 80% sẽ được coi là làm bình thường

  • Công nhân làm việc không cần cố gắng và tập trung và có thể duy trì tốc độ làm việc này trong dài hạn. Nếu cố gang tập trung hơn, thì họ có thể làm việc được nhanh hơn.

(4) Làm chậm

Performance Rationg (Pf) = 70% sẽ được coi là làm chậm

  • Công nhân cố tình làm việc chậm chạp hoặc hoặc thực sự không đủ khả năng do có vấn đề về sức khỏe

MOTION MIND

Khi rèn luyện rating và áp dụng vào thực tế để nâng cao năng suất, dần dần sẽ hình thành nên Motion Mind.

Motion Mind là cảm giác, năng lực và thói quen cần thiết để tiến hành hoạt động cải tiến.

Tất cả những người làm việc ở khu vực sản xuất cần phải trau dồi cho mình khả năng Motion Mind này.

  1. Cảm giác phát hiện ra những lãng phí trong thao tác
    • Ở nơi làm việc luôn có lãng phí. Điều quan trọng là khi nhìn những công việc có nhiều lãng phí, chúng ta cần phả cảm giác phát hiện ra là công việc đó “không bình thường” và “phải làm một cái gì đó”.
    • Nếu chúng ta chăm chỉ luyện tập khả năng về cảm giác này, chúng ta sẽ có thể phát hiện ra nhiều lãng phí tại nơi làm việc.
  2. Năng lực có thể tiến hành cải tiến lãng phí một cách nhanh chóng.
    • Chúng ta có thể nghĩ ra cách làm việc với ít lãng phí nhất dựa trên nguyên tắc tiết kiệm thao tác hoặc trình tự cải tiến.
  3. Thói quen có thể thực hiện một cách tự động trình tự của phương pháp cải tiến đúng
    • Công việc cải tiến không phải là một công việc đặc biệt, dựa vào thói quen cải tiến hàng ngày và bằng những cải tiến nhỏ, chúng ta có thể đạt được hiệu quả cải tiến to lớn.

KẾT LUẬN

Qua nội dung bài viết này, chúng ta có thể thấy được một số điểm.

  • Có những phương pháp làm việc chúng ta tưởng chừng như là hoàn hảo nhưng thực tế chúng còn tồn tại rất nhiều lãng phí và có thể cải tiến chúng hiệu quả hơn. (như trong video của Ford motor company).
  • Chúng ta có thể duy trì tốc độ làm việc với Pf trong khoảng từ 80% tới 100%.
  • Motion Mind có thể giúp chúng ta có cảm giác, năng lực và thói quen để nhận diện lãng phí và cải tiến. Khi có khả năng về Motion Mind, bạn sẽ thấy có nhiều “chuyển động” tiềm ẩn rất nhiều lãng phí.

Trong cải tiến, bên cạnh kiến thức về nhận diện và phương pháp loại bỏ lãng phí, bạn cần tuân thủ quy tắc và tư tưởng cải tiến “Cái gì bạn có thể làm thì bạn có thê làm nó theo cách tốt hơn”

Viết một bình luận